NHỮNG CÂY XƯƠNG RỒNG GIỮA SA MẠC


 

1/3/21/3/2022

Pha một tác cà phê nóng, đinh bụng sẽ ngồi đọc nốt cuốn sách còn dang dở nhưng tôi không tài nào ngừng suy nghĩ về anh, về những người bạn viện và về chính cuộc đời của mình.
Hôm nay anh mất rồi. Anh là một người anh, người bạn cùng đi viện mà tôi đã từng gặp gỡ. Có vẻ như anh bạn Thalassemia này muốn chúng tôi phải làm quen dần với cái chết bằng cách cho chứng tôi chứng kiến được những người anh em, người bạn viện của mình lần lượt ra đi và không bào giờ quay trở lại nữa.

Chúng tôi vẫn thường nói với nhau rằng: “Họ đi rồi. Sẽ chẳng phải chịu những mùi kim đâm vào da thịt hàng tháng nữa,  chẳng phải chịu những mặc cảm tự ti về vẻ ngoài biến dạng của mình, càng chẳng phải nghe những xì xào bàn tán của người đời về bản thân mình nữa… Vậy là họ thoát kiếp này rồi. Được bình an rồi.” Nếu còn gặp nhau kiếp sau, mong rằng chứng tôi sẽ gặp nhau ngoài đời thường, ngoài xã hội vì công việc, vì học hành chứ không phải vì bệnh tật như bây giờ.

Tôi vẫn nhớ như in những ngày này của 3 năm về trước. Đó là những ngày tháng cuối cùng của em – một người bạn nhỏ bé của tôi. Em là một chàng trai 17 tuổi, em thông  minh, nhí nhảnh và luôn pha trò làm chúng tôi phì cười.

Thằng bé có khuôn mặt duyên lắm! Tiếng cười nó giòn tan khuấy động cả khoa Máu của viện. Ở khoa không ai là không biết nó cả, từ thằng nhóc 4 5 tuổi đến cụ bà hơn chín mươi, ai nó cũng chơi được cả. Chỉ có điều là em đã mãi ở trong tim mọi người ở tuổi 17.

Gọi em là “thằng bé” bởi dù 17 tuổi- cái độ tuổi mà  đáng ra em học lớp 11, 12, to cao như bao chàng thanh niên khác nhưng em lại mang thân hình của một cậu bé học lớp 1. Đôi lúc tôi thấy em giống như cậu bé “Lượm” trong bài thơ của Tố Hữu: “Chú bé loắt choắt, các xắc xinh xinh. Cái chân thoăn thoắt, cái đầu nghênh nghênh. Ca nô đội lệch, mồm huýt sao vang. Như con chim chích, nhảy trên đường vàng..”  nhỏ bé, lí lắc và luôn mang niềm vui đến cho mọi người.

Em đến cuộc đời này với một nguồn năng lượng tích cực, lúc nào cũng tạo ra tiếng cười cho mọi người.  Tôi còn nhớ những ngày còn bên em, chúng tôi đã cùng nhau ngồi ngêu ngao hát ở hành lang bệnh viện. Cùng nhau ngồi bên khung cửa sổ, í ới gọi bánh mì dưới lề đường. Rồi ngồi uống cốc trà chanh, vối đã loãng xẹt ở căng tin bệnh viện.  Là những ngày chúng tôi đi viện cùng nhau, cùng khóc, cùng cười, cùng kể về những câu chuyện chẳng biết nói cùng ai.

Em vẫn thường bảo tôi rằng: “Số em là số chó” – nghe cục nhưng mà đúng.  Em sinh ra với căn bệnh tan máu bẩm sinh chết tiệt này, bố mẹ em đã suy sụp tinh thần đi rất nhiều. Rồi sau đó người ta nới với bố em về việc ghép tủy sẽ mang lại cơ hội thay đổi cuộc đời em, rồi em sẽ có tế bào gốc sẽ không phải đi viện truyền máu định kì hàng tháng nữa. Em là một trong những ca thành công đầu tiên, vậy mà cuối cùng số phận em vẫn phải gắn bó với kim tiêm, máu và thuốc hàng tháng.



Một bàn tay em bị tật, bởi ngày ấy ghép tủy xong nằm cách ly  đặc biệt suốt khoảng thời gian dài. Tay cắm truyền nhiều nên thành ra tật, lệch  cả bàn tay.
Thế rồi những ngày này của 3 năm về trước là những ngày tôi chứng kiến  em dần biến mất khỏi thế gian này.

Em đi viện bắt đầu từ đợt Tết 2019, thế rồi em cứ đi viện, về nhà rồi lại tiếp tục đi viện. Thời gian em ở viện càng ngày càng nhiều hơn ở nhà.
Ngày ây tôi còn học năm 2, trường ngay sau cổng viện nên ngày nào cũng sang chơi với em. Tôi bắt đầu thấy sốt ruột khi thấy em ngày một phù lên, mắt híp lại và ăn ít hơn rất nhiều. Tôi bỗng thấy sợ hãi. Tôi bắt đầu nhắn với mọi người quan tâm em nhiều hơn.

Sáng ngày hôm ấy, tranh thủ lúc ra chơi, tôi sang viện chơi với em, xoa lưng, xoa chân cho em rồi lại chạy về trường học. Đến trưa học xong sang viện bỗng dung không còn thấy em ở đó nữa. Người ta bảo em được chuyển đi rồi. Tôi  hụt hẫng, lo lắng và trách móc. Trách móc vì cả chú, cả em đều không nói với tôi biết điều đó, buổi sáng tôi còn ở đây cơ mà? Tôi đã nằm  trên giường bệnh, úp mặt vào tường và khóc. Thương em, sợ rằng điều mà tôi lo lắng nhất, sợ hãi nhất sẽ xảy ra.

Thương gia đình em, bố mẹ em chỉ có hai đứa con, em gái em thì còn quá nhỏ, em là cậu con trai duy nhất, vậy mà…. Nhìn dáng người chú nhỏ bé,  khuôn mặt gầy đi vì cả tháng nay ở đây với em mà thấy thương chú nhiều quá. Bình thường chú vui tính lắm, chắc em được thừa hưởng tính cách này của bố. Nhưng  dạo này chú không còn nói những câu hài hước nữa, nếu có cũng hài hước một cách đau lòng.
Em biết không chàng trai? Chỉ vì em ốm mà chị với chị T cãi nhau với nhau đấy. Vì chị chứng kiến cảnh em ngày một khác đi, mệt mỏi và người phù lên nhiều hơn, chị thấy xót lắm. Chị muốn tất cả mọi người hãy quan tâm đến em, trân trọng em những thời gian còn lại. Bởi đâu ai biết trước được ta còn bao lâu để bên nhau đâu. Vây mà mọi người cứ biện cớ cho những lý do để trì hoãn đi gặp em, có lẽ mọi người không thấy được em từng ngày, từng ngày như thế nào nên chưa thể cảm nhận được rõ nhất điều chị trải qua lúc này.

Thế rồi chuyện gì đến cũng đến. Em mất vào một ngày trời lộng gió. Buổi tối trước đó tôi với T còn vào nhà chơi với em. Em bảo với mẹ em nóng, muốn nằm ngoài hiên cho mát, rồi mọi người cũng chiều ý, bế em ra nằm trên cái ghế tựa trước cửa nhà. Từng nhịp thở của em dần trở nên nặng nề. Ánh mắt nhìn xa xăm, mệt mỏi. Tôi vẫn còn nhớ như in ánh mắt ấy khi chúng tôi ra về. Đáp lại cái vẫy tay và lời chào tạm biệt của chúng tôi là ánh mắt như chứa nhiều tâm sự mà em muốn nói ra, em nhìn mãi cho đến khi chúng tôi đi khuất dần sau cánh cửa. Và đó cũng là lần cuối cùng chúng tôi thấy em.
Em mất rồi. Mất ngay tối hôm sau.
Tôi đã chuẩn bị tinh thần để đón nhận điều đó, vì trước sau gì thì nó cũng xảy ra. Tối đó T gọi điện, báo rằng chú nói em mất rồi, ngay mai chúng ta đến tiên biệt em lần cuối. Tôi không khóc, không một giọt nước mắt vào rơi nhưng lòng trống rỗng, cơ thể như đang không có trọng lượng, cảm giác đi không còn vững.

Lần cuối nhìn mặt em trước khi em biến thành tro bụi, tôi thấy em đã nhắm đôi mắt lại, thanh thản lắm. Giấc ngủ này của em có lẽ là bình yên nhất, vì từ nay em không phải đến viện và chịu nhiều tủi hờn, đau đớn nữa rồi.

Người ta bảo chúng tôi sống tình cảm, đến thăm viếng rồi mà còn đòi ở lại để đưa em về đến nơi cuối cùng. Đứa nào cũng đều có bệnh, đều yếu, ai nấy cũng sợ hơi lạnh ảnh hưởng đến sức khỏe, đều căn ngăn không cho ở lại nhưng đau ai có thể hiểu được, tình cảm chúng tôi với em sâu nặng như tình thân vậy. Tháng nào ba đứa cũng cùng nhau đi viện, í ới nhau đi ăn bún đậu, đặt cơm rồi chiều đến là cười nói rôm rả cả một góc phòng. Một tháng mười ngày ở viện là mười ngày chúng tôi gặp nhau.

Bao nhiêu kỉ niệm cùng nhau đi viện, bao nhiêu những câu chuyện bạn bè không hiểu, họ hàng không hiểu nhưng chúng tôi hiểu. Bởi chỉ khi cùng trong một hoàn cảnh, người ta mới thấu hiểu rõ những gì cùng nhau trải qua như thế nào.
Ba ngày sau tang lễ của em, tôi thờ thẫn như người thiếu sức sống, ăn xong rồi lại vào ngồi cái máy tính, chẳng nói chuyện với ai cũng chẳng buồn làm gì cả. Chỉ ngồi đọc lại tin nhắn trước kia hai chị em thường nói chuyện với nhau. Nhìn lại những tấm hình chụp cùng nhau, vui đùa, tếu táo mà thấy nhớ em, thương em nhiều hơn.
Những ngày tháng sau này, thời gian dần trôi đi, học tập, công việc cuốn tôi vào công việc và không còn nghĩ về em nưã. Cho đến hôm nay, khi chứng kiến một người bạn khác phải tiếc nuối nhìn người bạn thân nhất của mình ra đi. Và chúng tôi đều cùng quen biết nhau ở viện, đều là bệnh nhân Thalassemia. Tất cả mọi thứ trong tôi trỗi dậy. Hóa ra tôi không quên đi cảm giác đó, chỉ là nó đã ngủ yên, nằm đâu đó ở trong tim và chỉ cần chạm nhẹ thôi là có thể thức giấc.
Tôi thấy thương số phận của những người bạn Thalassemia chúng tôi. Giống như những chiếc lá vậy, sao mà mong manh quá. Ngày hôm nay còn nói cười, không ai biết trước được rằng ngày đó chính là lần cuối gặp mặt.

Nếu như cuộc đời này dịu dàng hơn, nếu như chúng tôi được sinh ra, lớn lên và có một sức khỏe như bao người bình thường khác thì có lẽ sẽ chẳng có những câu chuyện khiến người ta phải thổn thức thế này.
Có thể em – chàng trai 17 tuổi của tôi giờ đây sẽ trở thành sinh viên năm hai của mộ trường đại học nào đó, gia đình và em gái em chắc sẽ mong chờ vào em lắm.

Có thể anh – người bạn thân nhất của bạn em sẽ trở thành một anh thanh niên to cao, đẹp trai và đang sống với những gì đẹp nhất của tuổi trẻ, của thanh xuân rồi.
Và có lẽ nếu như không có Thalassemia, nếu như được là một người bình thường thì tôi đã không phải khó khăn để tìm kiếm công việc cho mình.

Và tôi sợ. Sợ rằng những đứa nhỏ đang mang trong mình Thalassemia sau này sẽ phải đối mặt với những thứ mà tôi đang thấy bây giờ.
Tôi luôn canh cánh một mong muốn trong lồng ngừa mình, mong rằng người ta đều biết Thalassemia, đều cùng nhau nắm tay vợ  hoặc chồng đến xét nghiệm trước khi có con. Mong sao không có đứa bé nào được sinh ra đều kết thân với anh bạn Thalassemia này nữa.

Mong sao anh chị em, những người bạn viện đang chung sống cùng Thalassemia đều thật mạnh mẽ, kiên cường, bất khuất để hiên ngang đứng vững giữa cuộc đời đầy bão giông.022

Pha một tác cà phê nóng, đinh bụng sẽ ngồi đọc nốt cuốn sách còn dang dở nhưng tôi không tài nào ngừng suy nghĩ về anh, về những người bạn viện và về chính cuộc đời của mình.
Hôm nay anh mất rồi. Anh là một người anh, người bạn cùng đi viện mà tôi đã từng gặp gỡ. Có vẻ như anh bạn Thalassemia này muốn chúng tôi phải làm quen dần với cái chết bằng cách cho chứng tôi chứng kiến được những người anh em, người bạn viện của mình lần lượt ra đi và không bào giờ quay trở lại nữa.

Chúng tôi vẫn thường nói với nhau rằng: “Họ đi rồi. Sẽ chẳng phải chịu những mùi kim đâm vào da thịt hàng tháng nữa,  chẳng phải chịu những mặc cảm tự ti về vẻ ngoài biến dạng của mình, càng chẳng phải nghe những xì xào bàn tán của người đời về bản thân mình nữa… Vậy là họ thoát kiếp này rồi. Được bình an rồi.” Nếu còn gặp nhau kiếp sau, mong rằng chứng tôi sẽ gặp nhau ngoài đời thường, ngoài xã hội vì công việc, vì học hành chứ không phải vì bệnh tật như bây giờ.

Tôi vẫn nhớ như in những ngày này của 3 năm về trước. Đó là những ngày tháng cuối cùng của em – một người bạn nhỏ bé của tôi. Em là một chàng trai 17 tuổi, em thông  minh, nhí nhảnh và luôn pha trò làm chúng tôi phì cười.

Thằng bé có khuôn mặt duyên lắm! Tiếng cười nó giòn tan khuấy động cả khoa Máu của viện. Ở khoa không ai là không biết nó cả, từ thằng nhóc 4 5 tuổi đến cụ bà hơn chín mươi, ai nó cũng chơi được cả. Chỉ có điều là em đã mãi ở trong tim mọi người ở tuổi 17.

Gọi em là “thằng bé” bởi dù 17 tuổi- cái độ tuổi mà  đáng ra em học lớp 11, 12, to cao như bao chàng thanh niên khác nhưng em lại mang thân hình của một cậu bé học lớp 1. Đôi lúc tôi thấy em giống như cậu bé “Lượm” trong bài thơ của Tố Hữu: “Chú bé loắt choắt, các xắc xinh xinh. Cái chân thoăn thoắt, cái đầu nghênh nghênh. Ca nô đội lệch, mồm huýt sao vang. Như con chim chích, nhảy trên đường vàng..”  nhỏ bé, lí lắc và luôn mang niềm vui đến cho mọi người.
Em đến cuộc đời này với một nguồn năng lượng tích cực, lúc nào cũng tạo ra tiếng cười cho mọi người.  Tôi còn nhớ những ngày còn bên em, chúng tôi đã cùng nhau ngồi ngêu ngao hát ở hành lang bệnh viện. Cùng nhau ngồi bên khung cửa sổ, í ới gọi bánh mì dưới lề đường. Rồi ngồi uống cốc trà chanh, vối đã loãng xẹt ở căng tin bệnh viện.  Là những ngày chúng tôi đi viện cùng nhau, cùng khóc, cùng cười, cùng kể về những câu chuyện chẳng biết nói cùng ai.
Em vẫn thường bảo tôi rằng: “Số em là số chó” – nghe cục nhưng mà đúng.  Em sinh ra với căn bệnh tan máu bẩm sinh chết tiệt này, bố mẹ em đã suy sụp tinh thần đi rất nhiều. Rồi sau đó người ta nới với bố em về việc ghép tủy sẽ mang lại cơ hội thay đổi cuộc đời em, rồi em sẽ có tế bào gốc sẽ không phải đi viện truyền máu định kì hàng tháng nữa. Em là một trong những ca thành công đầu tiên, vậy mà cuối cùng số phận em vẫn phải gắn bó với kim tiêm, máu và thuốc hàng tháng.

Một bàn tay em bị tật, bởi ngày ấy ghép tủy xong nằm cách ly  đặc biệt suốt khoảng thời gian dài. Tay cắm truyền nhiều nên thành ra tật, lệch  cả bàn tay.
Thế rồi những ngày này của 3 năm về trước là những ngày tôi chứng kiến  em dần biến mất khỏi thế gian này.

Em đi viện bắt đầu từ đợt Tết 2019, thế rồi em cứ đi viện, về nhà rồi lại tiếp tục đi viện. Thời gian em ở viện càng ngày càng nhiều hơn ở nhà.
Ngày ây tôi còn học năm 2, trường ngay sau cổng viện nên ngày nào cũng sang chơi với em. Tôi bắt đầu thấy sốt ruột khi thấy em ngày một phù lên, mắt híp lại và ăn ít hơn rất nhiều. Tôi bỗng thấy sợ hãi. Tôi bắt đầu nhắn với mọi người quan tâm em nhiều hơn.
Sáng ngày hôm ấy, tranh thủ lúc ra chơi, tôi sang viện chơi với em, xoa lưng, xoa chân cho em rồi lại chạy về trường học. Đến trưa học xong sang viện bỗng dung không còn thấy em ở đó nữa. Người ta bảo em được chuyển đi rồi. Tôi  hụt hẫng, lo lắng và trách móc. Trách móc vì cả chú, cả em đều không nói với tôi biết điều đó, buổi sáng tôi còn ở đây cơ mà? Tôi đã nằm  trên giường bệnh, úp mặt vào tường và khóc. Thương em, sợ rằng điều mà tôi lo lắng nhất, sợ hãi nhất sẽ xảy ra.
Thương gia đình em, bố mẹ em chỉ có hai đứa con, em gái em thì còn quá nhỏ, em là cậu con trai duy nhất, vậy mà…. Nhìn dáng người chú nhỏ bé,  khuôn mặt gầy đi vì cả tháng nay ở đây với em mà thấy thương chú nhiều quá. Bình thường chú vui tính lắm, chắc em được thừa hưởng tính cách này của bố. Nhưng  dạo này chú không còn nói những câu hài hước nữa, nếu có cũng hài hước một cách đau lòng.
Em biết không chàng trai? Chỉ vì em ốm mà chị với chị T cãi nhau với nhau đấy. Vì chị chứng kiến cảnh em ngày một khác đi, mệt mỏi và người phù lên nhiều hơn, chị thấy xót lắm. Chị muốn tất cả mọi người hãy quan tâm đến em, trân trọng em những thời gian còn lại. Bởi đâu ai biết trước được ta còn bao lâu để bên nhau đâu. Vây mà mọi người cứ biện cớ cho những lý do để trì hoãn đi gặp em, có lẽ mọi người không thấy được em từng ngày, từng ngày như thế nào nên chưa thể cảm nhận được rõ nhất điều chị trải qua lúc này.
Thế rồi chuyện gì đến cũng đến. Em mất vào một ngày trời lộng gió. Buổi tối trước đó tôi với T còn vào nhà chơi với em. Em bảo với mẹ em nóng, muốn nằm ngoài hiên cho mát, rồi mọi người cũng chiều ý, bế em ra nằm trên cái ghế tựa trước cửa nhà. Từng nhịp thở của em dần trở nên nặng nề. Ánh mắt nhìn xa xăm, mệt mỏi. Tôi vẫn còn nhớ như in ánh mắt ấy khi chúng tôi ra về. Đáp lại cái vẫy tay và lời chào tạm biệt của chúng tôi là ánh mắt như chứa nhiều tâm sự mà em muốn nói ra, em nhìn mãi cho đến khi chúng tôi đi khuất dần sau cánh cửa. Và đó cũng là lần cuối cùng chúng tôi thấy em.
Em mất rồi. Mất ngay tối hôm sau.
Tôi đã chuẩn bị tinh thần để đón nhận điều đó, vì trước sau gì thì nó cũng xảy ra. Tối đó T gọi điện, báo rằng chú nói em mất rồi, ngay mai chúng ta đến tiên biệt em lần cuối. Tôi không khóc, không một giọt nước mắt vào rơi nhưng lòng trống rỗng, cơ thể như đang không có trọng lượng, cảm giác đi không còn vững.

Lần cuối nhìn mặt em trước khi em biến thành tro bụi, tôi thấy em đã nhắm đôi mắt lại, thanh thản lắm. Giấc ngủ này của em có lẽ là bình yên nhất, vì từ nay em không phải đến viện và chịu nhiều tủi hờn, đau đớn nữa rồi.

Người ta bảo chúng tôi sống tình cảm, đến thăm viếng rồi mà còn đòi ở lại để đưa em về đến nơi cuối cùng. Đứa nào cũng đều có bệnh, đều yếu, ai nấy cũng sợ hơi lạnh ảnh hưởng đến sức khỏe, đều căn ngăn không cho ở lại nhưng đau ai có thể hiểu được, tình cảm chúng tôi với em sâu nặng như tình thân vậy. Tháng nào ba đứa cũng cùng nhau đi viện, í ới nhau đi ăn bún đậu, đặt cơm rồi chiều đến là cười nói rôm rả cả một góc phòng. Một tháng mười ngày ở viện là mười ngày chúng tôi gặp nhau.

Bao nhiêu kỉ niệm cùng nhau đi viện, bao nhiêu những câu chuyện bạn bè không hiểu, họ hàng không hiểu nhưng chúng tôi hiểu. Bởi chỉ khi cùng trong một hoàn cảnh, người ta mới thấu hiểu rõ những gì cùng nhau trải qua như thế nào.

Ba ngày sau tang lễ của em, tôi thờ thẫn như người thiếu sức sống, ăn xong rồi lại vào ngồi cái máy tính, chẳng nói chuyện với ai cũng chẳng buồn làm gì cả. Chỉ ngồi đọc lại tin nhắn trước kia hai chị em thường nói chuyện với nhau. Nhìn lại những tấm hình chụp cùng nhau, vui đùa, tếu táo mà thấy nhớ em, thương em nhiều hơn.

Những ngày tháng sau này, thời gian dần trôi đi, học tập, công việc cuốn tôi vào công việc và không còn nghĩ về em nưã. Cho đến hôm nay, khi chứng kiến một người bạn khác phải tiếc nuối nhìn người bạn thân nhất của mình ra đi. Và chúng tôi đều cùng quen biết nhau ở viện, đều là bệnh nhân Thalassemia. Tất cả mọi thứ trong tôi trỗi dậy. Hóa ra tôi không quên đi cảm giác đó, chỉ là nó đã ngủ yên, nằm đâu đó ở trong tim và chỉ cần chạm nhẹ thôi là có thể thức giấc.
Tôi thấy thương số phận của những người bạn Thalassemia chúng tôi. Giống như những chiếc lá vậy, sao mà mong manh quá. Ngày hôm nay còn nói cười, không ai biết trước được rằng ngày đó chính là lần cuối gặp mặt.

Nếu như cuộc đời này dịu dàng hơn, nếu như chúng tôi được sinh ra, lớn lên và có một sức khỏe như bao người bình thường khác thì có lẽ sẽ chẳng có những câu chuyện khiến người ta phải thổn thức thế này.
Có thể em – chàng trai 17 tuổi của tôi giờ đây sẽ trở thành sinh viên năm hai của mộ trường đại học nào đó, gia đình và em gái em chắc sẽ mong chờ vào em lắm.

Có thể anh – người bạn thân nhất của bạn em sẽ trở thành một anh thanh niên to cao, đẹp trai và đang sống với những gì đẹp nhất của tuổi trẻ, của thanh xuân rồi.
Và có lẽ nếu như không có Thalassemia, nếu như được là một người bình thường thì tôi đã không phải khó khăn để tìm kiếm công việc cho mình.

Và tôi sợ. Sợ rằng những đứa nhỏ đang mang trong mình Thalassemia sau này sẽ phải đối mặt với những thứ mà tôi đang thấy bây giờ.
Tôi luôn canh cánh một mong muốn trong lồng ngừa mình, mong rằng người ta đều biết Thalassemia, đều cùng nhau nắm tay vợ  hoặc chồng đến xét nghiệm trước khi có con. Mong sao không có đứa bé nào được sinh ra đều kết thân với anh bạn Thalassemia này nữa.

Mong sao anh chị em, những người bạn viện đang chung sống cùng Thalassemia đều thật mạnh mẽ, kiên cường, bất khuất để hiên ngang đứng vững giữa cuộc đời đầy bão giông.

Nhận xét