Tớ đã từng đọc đâu đó, rằng một trong những điều nhỏ nhoi nhưng mang lại thú vị mà chúng ta nên làm là : trò chuyện với một người lớn tuổi hoặc với một em nhỏ.
Cũng đúng, hôm nay- nhân ngày nghỉ có dịp nói chuyện với ông ngoại xong ngộ ra nhiều điều thú vị ghê!
Ông kể về ngày xưa, thời một-chín-bảy-mấy gì đó, khi ấy vẫn còn đánh Pháp, cuộc sống người dân trở nên khó khăn thật đấy!
Dân thì nuôi bộ đội cụ Hồ, lại vừa phải chạy giặc, giặc đánh đến đâu, ta chạy đến đó.
Rồi ông kể về nguồn gốc của cái trường cấp 3 bây giờ, cũng là trường mà mình vừa tốt nghiệp cách đây 2 năm, hóa ra đó lại là trại chăn nuôi.
Ngày đó cũng bởi vì nghèo, đâu có nhiều tiền mà xây dựng trường học như bây giờ. Lại nghe đâu học sinh Tốt Động thời đó có tính hiếu học, mỗi lần đi học là cuốc bộ 4,5 cây số đến nơi khác học, mà đi toàn từ 5h sáng mới có thể đến lớp. Vậy là có '' ông giáo'' thương nên xin chỗ đó xây trường học. Mà trường lại lại do hợp tác xã xây, bao nhiêu hợp tác xã cùng góp vào, khó khăn lắm mới dựng được ngôi trường.
Ông ngồi liệt kê ra xã mình có những ''ông giáo'' nào ở khu này, ông giáo nào ở khu kia.. hóa ra hồi xưa người có chữ lại được coi trọng đến vậy. Cứ ngỡ '' ông giáo'' trong tác phẩm '' lão Hạc'' của Nam Cao chỉ là ''ông giáo'' trên giấy, thì ra ông ngoại mình và mọi người hồi đó đều rất quý trọng những người có chữ.
Ông bảo: '' Hồi đấy cứ có văn hóa là đi làm việc cho nhà nước được, có chữ là được luôn..''
Nhưng để có con chữ cũng khó khăn lắm chứ bộ, nhà ai có thể lo nổi thời đó và cộng thêm cả sự kiên trì, đi học ròng từ gà gáy rồi dầm mưa dãi nắng mới được vậy.
Đâu có như bây giờ, ai cũng đi học,có người học để kiếm cái nghề, có người lại học để kiếm cái bằng rồi về ''chạy'' cái là xong, chứ mấy ai mà học vì đam mê, vì sự tò mò đâu nữa?
Rồi ông còn kể phong tục hồi xưa là cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy. Ông bà lấy nhau đâu có được tìm hiểu nhau, bố mẹ gả cho ai thì lấy người đó, lấy về rồi yêu nhau sau cũng được...
Vậy mà ông bà vẫn cứ chung sống với nhau bao nhiêu lắm đấy, có sao đâu. Mình cũng thấy các cụ, các ông bà hồi đó đến bây giờ vẫn sống tốt với nhau đó thôi.
Thế mà bây giờ lạ lẫm ghê ha?
Có nhiều người dành cả thanh xuân để tìm hiểu nhau, yêu thương nhau, hoặc là chia ly, hoặc là lấy nhau về rồi mấy bữa lại ly dị, hoặc là cãi cọ, đánh chém nhau hơn người dưng nước lã...
À, mình quên chưa kể thời bao cấp nữa. Hồi đó vừa nghèo vừa đói, mỗi nhà một tháng chỉ được từng ấy gạo, từng ấy mỡ, từng ấy muối... nhà nào không ăn dè dặt, hết mỡ, hết muối ráng chịu.
Bởi vậy mà có động từ '' xin lửa'' đó, nhà nào lỡ hết diêm rồi thì đành đi xin lửa láng giềng thôi.
Ông kể đủ thứ chuyện hồi xưa, rồi ông kể về cuộc đời ông: Bố mẹ ông ( cụ ngoại mình) mất sớm, hai anh em chia nhau ra, ông anh thì ở nhà bác, ông mình thì ở nhà chú (à, là chú và bác của ông nhé). Cho đến khi nhà (cụ) bác lấy vợ cho ông anh, (cụ) chú lấy vợ cho ông em rồi mới bắt đầu ở riêng.
Sau đó, ông anh mất do đi truyền tin bị giặc phát hiện, bà (vợ ông) đi lấy chồng mới, còn ông mình sau khi lấy bà thì ra ở riêng, đi đắp đất rồi kiếm tiền nuôi 7 người con..
Bây giờ, khi những người con của ông đã có gia đình riêng hết rồi, có bác có cháu nội ngoại hết rồi, vậy là ông lên chức ''cụ''..
Không mong gì nhiều, chỉ mong ông mãi khỏe mạnh, bình an, để có thể kể cho cháu, chắt về cuộc sống ngày xưa khốn khó thế nào, về cuộc đời ông ra sao... để mà trân trọng hơn cuộc sống ở hiện tại.
Hơn 80 năm cuộc đời, tuổi thơ thì thiếu thốn tình thương của cả cha với mẹ, cuộc sống chật vật khó khăn, trưởng thành rồi thì sống vì con vì cháu, đến lúc có thể sống cho mình thì cũng là tuổi xế chiều...
Đời người, được mấy mươi năm?
Ông kể về ngày xưa, thời một-chín-bảy-mấy gì đó, khi ấy vẫn còn đánh Pháp, cuộc sống người dân trở nên khó khăn thật đấy!
Dân thì nuôi bộ đội cụ Hồ, lại vừa phải chạy giặc, giặc đánh đến đâu, ta chạy đến đó.
Rồi ông kể về nguồn gốc của cái trường cấp 3 bây giờ, cũng là trường mà mình vừa tốt nghiệp cách đây 2 năm, hóa ra đó lại là trại chăn nuôi.
Ngày đó cũng bởi vì nghèo, đâu có nhiều tiền mà xây dựng trường học như bây giờ. Lại nghe đâu học sinh Tốt Động thời đó có tính hiếu học, mỗi lần đi học là cuốc bộ 4,5 cây số đến nơi khác học, mà đi toàn từ 5h sáng mới có thể đến lớp. Vậy là có '' ông giáo'' thương nên xin chỗ đó xây trường học. Mà trường lại lại do hợp tác xã xây, bao nhiêu hợp tác xã cùng góp vào, khó khăn lắm mới dựng được ngôi trường.
Ông ngồi liệt kê ra xã mình có những ''ông giáo'' nào ở khu này, ông giáo nào ở khu kia.. hóa ra hồi xưa người có chữ lại được coi trọng đến vậy. Cứ ngỡ '' ông giáo'' trong tác phẩm '' lão Hạc'' của Nam Cao chỉ là ''ông giáo'' trên giấy, thì ra ông ngoại mình và mọi người hồi đó đều rất quý trọng những người có chữ.
Ông bảo: '' Hồi đấy cứ có văn hóa là đi làm việc cho nhà nước được, có chữ là được luôn..''
Nhưng để có con chữ cũng khó khăn lắm chứ bộ, nhà ai có thể lo nổi thời đó và cộng thêm cả sự kiên trì, đi học ròng từ gà gáy rồi dầm mưa dãi nắng mới được vậy.
Đâu có như bây giờ, ai cũng đi học,có người học để kiếm cái nghề, có người lại học để kiếm cái bằng rồi về ''chạy'' cái là xong, chứ mấy ai mà học vì đam mê, vì sự tò mò đâu nữa?
Rồi ông còn kể phong tục hồi xưa là cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy. Ông bà lấy nhau đâu có được tìm hiểu nhau, bố mẹ gả cho ai thì lấy người đó, lấy về rồi yêu nhau sau cũng được...
Vậy mà ông bà vẫn cứ chung sống với nhau bao nhiêu lắm đấy, có sao đâu. Mình cũng thấy các cụ, các ông bà hồi đó đến bây giờ vẫn sống tốt với nhau đó thôi.
Thế mà bây giờ lạ lẫm ghê ha?
Có nhiều người dành cả thanh xuân để tìm hiểu nhau, yêu thương nhau, hoặc là chia ly, hoặc là lấy nhau về rồi mấy bữa lại ly dị, hoặc là cãi cọ, đánh chém nhau hơn người dưng nước lã...
À, mình quên chưa kể thời bao cấp nữa. Hồi đó vừa nghèo vừa đói, mỗi nhà một tháng chỉ được từng ấy gạo, từng ấy mỡ, từng ấy muối... nhà nào không ăn dè dặt, hết mỡ, hết muối ráng chịu.
Bởi vậy mà có động từ '' xin lửa'' đó, nhà nào lỡ hết diêm rồi thì đành đi xin lửa láng giềng thôi.
Ông kể đủ thứ chuyện hồi xưa, rồi ông kể về cuộc đời ông: Bố mẹ ông ( cụ ngoại mình) mất sớm, hai anh em chia nhau ra, ông anh thì ở nhà bác, ông mình thì ở nhà chú (à, là chú và bác của ông nhé). Cho đến khi nhà (cụ) bác lấy vợ cho ông anh, (cụ) chú lấy vợ cho ông em rồi mới bắt đầu ở riêng.
Sau đó, ông anh mất do đi truyền tin bị giặc phát hiện, bà (vợ ông) đi lấy chồng mới, còn ông mình sau khi lấy bà thì ra ở riêng, đi đắp đất rồi kiếm tiền nuôi 7 người con..
Bây giờ, khi những người con của ông đã có gia đình riêng hết rồi, có bác có cháu nội ngoại hết rồi, vậy là ông lên chức ''cụ''..
Không mong gì nhiều, chỉ mong ông mãi khỏe mạnh, bình an, để có thể kể cho cháu, chắt về cuộc sống ngày xưa khốn khó thế nào, về cuộc đời ông ra sao... để mà trân trọng hơn cuộc sống ở hiện tại.
Hơn 80 năm cuộc đời, tuổi thơ thì thiếu thốn tình thương của cả cha với mẹ, cuộc sống chật vật khó khăn, trưởng thành rồi thì sống vì con vì cháu, đến lúc có thể sống cho mình thì cũng là tuổi xế chiều...
Đời người, được mấy mươi năm?
Nhận xét
Đăng nhận xét